Kỹ thuật nuôi tôm theo nguyên tắc bàn tay 5 ngón ✌️✌️Chọn giống và mùa vụ hợp lý
1. Xây dựng và chuẩn bị hệ thống ao nuôi
2. Chọn giống và mùa vụ nuôi tôm
2.1. Tiêu chuẩn giống tôm
– Kích thước: P12-15 chiều dài 12-15 mm.
– Màu sắc: Tôm tốt có màu sắc xám xanh sáng, xám nâu sáng; tôm xấu có màu sắc nâu đỏ, xám đen.
– Phản xạ: Bơi ngược dòng, không tụ vào giữa chậu khi dòng nước ngừng xoay.
– Quan sát dưới kính hiển vi: ruột tôm đầy thức ăn, tỷ lệ ruột/ cơ ở đốt bụng thứ sáu: 1/4
2.2. Tôm yếu hoặc bị bệnh.
– Quan sát trong tối xuất hiện các đốm sáng trong bể (tôm chết phát sáng ít nguy hiểm hơn tôm sống phát sáng).
– Tôm không nhiễm bệnh virus đốm trắng(WSSV), Taura (TSV) bệnh đầu vàng (YHD), IHHNV,HPV, bệnh MBV (nếu có nhiễm MBV, tỷ lệ < 20%).
– Tôm không có sinh vật bám.
– Gây sốc: sốc nước ngọt cho 200 PL vào sô 10 lít có chứa 5 lít nước đang nuôi tôm và cho thêm 5 lít nước ngọt, quan sát sau 2 giờ tôm chết ít hơn
10% là tôm khỏe. Sốc formalin cho 200 PL vào sô chứa 10 lít nước đang nuôi tôm và cho 2ml formalin 36-38%, theo dõi 30 phút tỷ lệ tôm chết nhỏ hơn 5% là tôm tốt.
2.3. Khử trùng tôm giống trươc khi thả nuôi
Toàn bộ tôm giống trước khi thả đều tắm formlin 200ppm thời gian 30 phút để khử trùng tôm và loại những con yếu hoặc bị bệnh.
Phương pháp tiến hành: dùng một bể (nhựa hoặc Composit) thể tích 100-500 lít và có máy sục khí. Cho 100ml formalin 36-38% vào 500 lít nước ao nuôi. Tắm cho tôm thời gian 30 phút, những con chết và yếu tập trung giữa đáy bể. Chuyển những con khỏe bằng cách dùng ống nhựa si phông ở tầng mặt ra ngoài ao đến khi hết 3/4 thể tích khi thấy rõ những con PL yếu và chết ở đáy bể. Thu gom những con yếu và chết vào túi nilon riêng biệt.
Chú ý: khi tắm formalin cho tôm bắt buộc phải có sục
khí. Trong trường hợp quan sát quá trình vận chuyển có
nhiều con chết thì không tắm formalin.
Thời gian thả giống nuôi vào 6-8 giờ hoặc 16-18 giờ, vị
trí thả cách bờ 5 m và thả đều xung quanh ao.
2.4. Mật độ thả tôm
Mật độ thả nuôi phụ thuộc vào các yếu tố sau:
– Trình độ kỹ thuật và quản lý của người nuôi
– Công trình nuôi (thiết bị, độ sâu của ao)
– Chất lượng nguồn nước
– Mùa vụ nuôi.
– Ao nuôi TC tôm sú, độ sâu của nước 1,2-1,5m, thả 20-30 con/m2 nuôi 4 tháng cho năng suất 4.000- 6.000kg/ha/vụ
– Nuôi tôm sú mật độ thả không quá 30 con/m2 cho hiệu quả kinh tế nhất.
– Nuôi TC tôm chân trắng mật độ 80-100 con/m2 đạt năng suất 10-15 tấn/ha/vụ; Nuôi BTC mật độ 30-50 con/m2 đạt năng suất 6-8 tấn/ha/vụ
2.5. Mùa vụ nuôi
Tôm chân trắng (L. vannamei) là loại tôm rộng độ mặn, rộng nhiệt, nhưng phạm vi thích hợp để tôm sinh trưởng nhanh có giới hạn. Nhiệt độ khi > 22oC, mới nên nuôi tôm.
Do vậy, ở miền Bắc và bắc Trung bộ vụ nuôi tôm nên bắt đầu được từ cuối tháng 3, đầu tháng 4 đến hết tháng 12; ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ vụ nuôi từ tháng 2 tháng 3 đến hết tháng 12. Mỗi vụ nuôi từ 2 đến 3 tháng.
– Qua theo dõi nhiều năm, mùa vụ nuôi tôm tốt nhất từ tháng 4 đến tháng 5, thường sau tiết thanh minh.
– Một năm có nuôi tôm sú 1 vụ hoặc 2 vụ tôm thẻ chân trắng từ tháng 4,5 đến tháng 8,9 thu hoạch, những vụ khác đều không có hiệu quả hoặc không thu hoạch.
– Khi thả tôm nuôi từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 hàng năm hầu hết tôm đều bị bệnh đốm trắng và những bệnh khác gây chết tôm hàng loạt, nhiều địa phương thả tôm vào thời gian này tôm chết tới 70-90% có khi 100%.
3. Lựa chọn thức ăn và quản lý thức ăn phù hợp cho tôm
4. Thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học dùng
trong nuôi tôm
5. Quản lý môi trường
Trong bài viết này mình xin chia sẻ về quy tắc thứ 2 trong 5 quy tắc về kỹ thuật nuôi tôm đúng quy trình và đạt hiểu quả cao, trong các bài viết tiếp theo mình sẽ chia sẻ về các mục còn lại. Bà con quan tâm vui lòng ấn theo dõi để luôn cập nhật được kịp thời về các quy trình, các bệnh lý tôm hay mắc phải cũng như phương pháp phòng và tránh bệnh cho tôm !!!
Thân !!