Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thẻ chân trắng.

1. Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh hoại tử trên tôm thẻ do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus cư trú trong đường tiêu hóa của tôm gây ra, tôm có thể chết hàng loạt sau 10 ngày bị nhiễm bệnh.

Cơ chế gây bệnh hoại tử gan tụy ở tôm thẻ của virus kí sinh trên vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus

Phage (thực khuẩn thể) là loại virus kí sinh trên vi khuẩn, loại virus này hoàn toàn không gây hại cho người và động vật. Phage phân bố khá rộng rãi trong tự nhiên. Phage có 2 dạng: dạng có độc lực cao và dạng không có độc. Loại phage có độc lực sẽ nhân lên trong tế bào vi khuẩn và giết chết vi khuẩn ngay sau đó; quá trình này gọi là chu trình tan (lytic cycle). Loại phage “ôn hòa” hơn sau khi xâm nhập vào vi khuẩn sẽ xảy ra một trong hai trường hợp: sẽ nhân lên theo cách của phage độc lực và giết chết tế bào vi khuẩn; hoặc các DNA/RNA của phage sẽ kết hợp với DNA của vi khuẩn và phage sẽ nhân lên khi vi khuẩn nhân lên, quá trình nhân lên theo cách này gọi là chu trình tiềm tan (lysogenic cycle).

Khi tích hợp được với phage tương thích và tạo được các colonies có lớp biofilm bao bọc và sinh được độc tố (toxine) thì VI KHUẨN Vibrio parahaemolyticus sẽ tiết ra độc tố làm rối loạn chức năng gan tụy và hoại tử mô gan tụy, dẫn đến tôm chết sớm. Chính cơ chế này giải thích lý do tại sao khó phòng bệnh và việc điều trị bằng kháng sinh lại không mang hiệu quả.

2. Dấu hiệu của bệnh gan tụy ở tôm:

– Triệu chứng lâm sàng: ở giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh không rõ ràng, tôm chậm lớn, bơi lờ đờ, giảm ăn, bơi tấp mé bờ và chết ở dưới đáy ao.

– Dấu hiệu bệnh tích: xuất hiện các dấu hiệu vỏ mềm, đục cơ, gan tôm sưng to, mềm nhũn, biến màu nhiều trường hợp bị sưng to hoặc teo lại.

– Khi giải phẫu mô học thường xuất hiện: đốm đen trên gan, các tế bào gan bị hoại tử, mẫu gan tụy bị bội nhiễm ở các mức độ khác nhau.

– Ở các tế bảo của bộ phận gan tụy có nhân lớn bất thường và có hiện tượng bong tróc tế bào biểu mô ống lượn và bị viêm nhiễm.
Giải pháp phòng bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thẻ chân trắng.

Phát hiện bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm khi tôm có dấu hiệu giảm ăn, chết hàng loạt nên việc điều trị sẽ không hiệu quả, vì thế bà con cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:
1. Đối với tôm giống:

– Chọn đàn tôm bố mẹ khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh

– Không nên ương ấp với mật độ quá dày đặc,

– Xử lý nguồn nước bằng các phương pháp khác nhau như: Phương pháp cơ học (lọc), phương pháp hóa học (xử lý bằng thuốc sát trùng), phương pháp lý học (sát trùng bằng đèn cực tím), phương pháp sinh học (men vi sinh) để tiêu diệt và kìm hãm các tác nhân gây bệnh.

thuốc trị bệnh gan tụy trên tôm
2. Đối với nuôi tôm thương phẩm.

– Xử lý, sát khuẩn đáy ao trước khi thả nuôi bằng việc vét bùn, phơi nắng đáy ao, sát trùng đáy ao bằng vôi và hóa chất để tiêu diệt những loại mầm bệnh gây hại ở dưới đáy ao.

– Lựa chọn những con giống khỏe, sức đề kháng cao, loại bỏ những con yếu ớt và mang mầm bệnh khi thả giống.

– Nuôi tôm với mật độ vừa phải, không sử dụng các loại kháng sinh và chất cấm trong nuôi tôm.

– Bổ sung thêm các loại men vi sinh kết hợp với các chế phẩm sinh học để tăng sức đề kháng cho sinh vật tự nhiên có lợi cho ao nuôi cụ thể:

+ Tạt VI SINH trong nước ao nuôi để bổ sung vi sinh có lợi ức chế vi khuẩn gậy hại phát triển.

+ Trộn DP-STOP và A500 vào thức ăn cho tôm nhằm ức chế vi khuẩn Vibrio phát triển.

+ Bổ sung thêm các loại chế phẩm sinh học (dinh dưỡng, khoáng vi lượng,…) như DP-BEST, AVICAP, vào khẩu phần thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm.
3. Sử dụng kỹ thuật PCR chẩn đoán bệnh.
CHÚ Ý: https://thuysan3mien.com/ khuyến khích bà con chủ động trong việc phát hiện và phòng ngừa dịch bệnh, định kỳ sử dụng các loại men vi sinh (Ponvive 1B, Sludge Remover Pellets 5B, Bacillus Subtilis…) và các loại chế phẩm sinh học(dp EMS,GAN KANG,…..) trong suốt quá trình thả nuôi để phòng ngừa bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thẻ chân trắng và tất cả các bệnh trên tôm.
KÍNH CHÚC BÀ CON MÙA VỤ BỘI THU !!!

0888884272
Zalo: 0888884272 Nhận bảng giá & tư vấn miễn phí